Tuesday, June 5, 2018

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ



Bạn chắc hẳn là một người làm việc khá chăm chỉ. Bạn có thu nhập tốt và bạn hài lòng với cuộc sống tiện nghi của bạn, và …hàng tháng bạn có thể để dành được khoảng 20% thu nhập của mình. Tiết kiệm! Tuyệt đấy chứ! Giả sử bây giờ tua nhanh đến lúc bạn nghỉ hưu nhé. Bạn mở khoản tiết kiệm của mình ra, bạn có được gì nào? Ôi không, nó không nhiều như bạn mong đợi, và chắc chắn là không nhiều bằng khoản tiền của đồng nghiệp! Bạn thắc mắc tại sao lại như vậy. Anh ta cũng làm việc như bạn, thu nhập và tiết kiệm bằng bạn! Vậy tại sao số tiền dành dụm được lúc về hưu lại khác biệt lớn như thế? Sự khác biệt là trong khi bạn chỉ tiết kiệm thì đồng nghiệp của bạn lại chăm chỉ đầu tư!
Tiết kiệm là gì? Là khoản thu nhập hàng tháng trừ đi các khoản chi tiêu. Khoản chi tiêu này có thể là bất cứ thứ gì từ thực phẩm, xem phim hoặc đi mua sắm, tiền học phí của con cái, khoản trả góp hàng tháng để mua nhà hoặc xe hơi…. Sau khi trừ tất cả các khoản phải chi, phần còn lại là tiền dư.
Vậy thì….Đầu tư là gì?
Tiền tiết kiệm là số tiền còn lại sau khi trừ các khoản chi tiêu….Trong khi đầu tư là cách thức làm tăng trưởng tiền tiết kiệm. Hơi khó hiểu nhỉ?
Ví dụ. Giả sử bạn có 100 hạt xoài. Xem như đó là tiền tiết kiệm của bạn. Bây giờ bạn có thể cất giữ số hạt trong một cái hộp và hài lòng với việc đó, nhưng việc này hơi kì cục đúng không? Mặt khác, bạn có thể có một cách khác thông minh hơn là gieo trồng số hạt đó.
Nếu bạn chăm sóc các cây cẩn thận và kiên nhẫn chờ đợi cây sinh trưởng, bạn sẽ có một vườn xoài trĩu quả! Do đó thay vì cất những hạt giống, bạn gieo hạt, nuôi dưỡng cây cho đến khi nó phát triển.
Toàn bộ quá trình này có thể được coi là đầu tư. Đầu tư có thể được hiểu như thế này. Tiền tiết kiệm là nguyên liệu thô và Đầu tư là quá trình làm cho tiền sinh lợi. Vì vậy, bạn cần bắt đầu với tiết kiệm và rồi đầu tư các khoản tiết kiệm này với các lựa chọn phù hợp để đạt được mức tiếp theo. Nhưng mức tiếp theo là gì? Và tại sao điều đó quan trọng?
Ví dụ bạn muốn con gái cưng của bạn trở thành bác sĩ trong 10 năm tới. Giả sử chi phí du học là khoảng 5 tỉ đồng.Vậy theo tính toán thì mỗi năm nếu bạn tiết kiệm 500 triệu đồng, bạn sẽ có đủ 5 tỉ đồng trong vòng 10 năm tới. Hoàn hảo! Đúng chứ?

Nhưng liệu số tiền đó có đủ 10 năm sau? Không!!! Lý do gì vậy?? LẠM PHÁT!! Giả định, tỷ lệ lạm phát là 5% trong 10 năm, chi phí du học ngành y lúc đó sẽ là hơn 8 tỉ.
Thế là bây giờ đột nhiên bạn cần phải tiết kiệm khoảng 800 triệu mỗi năm hoặc đầu tư khoản tiết kiệm của bạn một cách khôn ngoan và thường xuyên mỗi năm để chúng có thể tăng trưởng đến khoản tiền bạn cần trong 10 năm tới. Thật vậy! Đầu tư có thể giúp các khoản tiết kiệm của bạn hướng tới một mục đích nhất định, để cuối cùng bạn có thể đạt được mục tiêu là có khoản tiền lớn cho cô con gái du học Y khoa.

Một yếu tố quan trọng cần lưu ý khi chuyển đổi khoản tiết kiệm thành đầu tư, đó là tính kỷ luật. Bạn cần cùng lúc tiết kiệm và đầu tư liên tục và đều đặn trong khoảng thời gian dài. Bạn cũng cần cố gắng chi tiêu hợp lý và đầu tư với mục tiêu rõ ràng và thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu.
Tiết kiệm và đầu tư cũng giống như 2 mặt của 1 đồng xu. Tiết kiệm giúp bạn lên kế hoạch cho các mục tiêu tương lai, còn đầu tư một cách thông minh giúp bạn đạt được những mục tiêu. Vì thế chỉ tiết kiệm sẽ không hiệu quả nếu như số tiền tiết kiệm quý giá không được đầu tư một cách khôn ngoan.
Chúng ta hãy xem xét việc này một lần nữa. Bạn kiểm soát tốt chi tiêu đo đó bạn có thể tiết kiệm. Tiết kiệm đều đặn trong khoảng thời gian dài và đảm bảo rằng bạn đầu tư những khoản tiết kiệm một cách khôn ngoan và hợp lý. Bây giờ tua nhanh về thời điểm bạn nghỉ hưu một lần nữa ... a bạn thoải mái tận hưởng cuộc sống tại tuổi 65. Chỉ đơn giản vậy thôi – bạn hãy tiếp tục đầu tư tiền tiết kiệm!

Liên hệ : 0916409880 ( Thắm)
Facebook: https://www.facebook.com/thambdsnhatrang
Fanpage: https://www.facebook.com/quangtruongbatdongsanonline
Skype: samnguyen238
Email: thambdsnhatrang@gmail.com
Website: http://muanhadatnhatrang.com/

http://muabanbatdongsannhatrang.blogspot.com/


No comments:

Post a Comment